Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao, có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng như biến chứng tim, thận, bàn chân và mắt. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng việc kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, thuốc chữa biến chứng tiểu đường hiệu quả sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
1. Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?
Bệnh tiểu đường là là bệnh có tình trạng lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường, do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường cũng là nguyên nhân cản trở cơ thể chuyển hoá các chất bột đường thành năng lượng, gây ra hiện tượng đường tích tụ tăng dần trong máu.
Lâu ngày, sự tích tụ này khiến lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các bệnh lý khác, tổn thương các bộ phận như mắt, thận…, thậm chí tử vong. Biến chứng tim mạch là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người mắc bệnh tiểu đường.
2. Những biến chứng nguy hiểm khi bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường, nếu không được quản lý đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.
5 nguy cơ biến chứng điển hình liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
Biến chứng mạch máu
- Biến chứng mạch máu ở người bệnh tiểu đường chủ yếu là do tăng lượng đường trong máu làm tổn thương các mạch máu. Những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến cả mạch máu lớn và nhỏ, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
- Biến chứng tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người bệnh đái tháo đường với con số thống kê lên đến 80%.
- Tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch, như bệnh tim và đột quỵ. Mạch máu cũng có thể bị tổn thương, gây ra vấn đề về tuần hoàn và có thể dẫn đến tê liệt hoặc mất cảm giác ở các chi.
Biến chứng về mắt
- Biến chứng về mắt ở người bệnh đái tháo đường là biến chứng khá điển hình. Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt như tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường, và thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
- Bệnh võng mạc tiểu đường gồm: võng mạc tăng sinh, không tăng sinh với các biểu hiện: mờ mắt, nồi nốt hoặc nhấp nháy trong tầm nhìn, mất thị lực đột ngột, thường không đau.
Biến chứng về thận
- Bệnh tiểu đường có thể gây ra tổn thương thận, dẫn đến suy thận và cần phải điều trị bằng thẩm phân hoặc ghép thận.
- Đường máu tăng kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ của cầu thận theo nhiều cơ chế làm tổn thương màng lọc cầu thận dẫn đến suy giảm chức năng thận cuối cùng là suy thận.
- Các biến chứng thận ở người bệnh tiểu đường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ đến khi bệnh tiến triển thành các bệnh lý nguy hiểm như suy thận hay hội chứng thận hư thì mới phát hiện ra. Theo thông tin trên Cổng thông tin Điện tử Bộ Y tế, có đến 20-30% bệnh nhân đái tháo đường phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.
- Nếu có các dấu hiệu dưới đây cần khám ngay để được chẩn đoán và điều trị:
- Chán ăn, mệt mỏi
- Tăng huyết áp
- Nước tiểu sủi bọt
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm
Vết thương và nhiễm trùng
- Người bệnh tiểu đường có thể gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương, và dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải cắt cụt chân.
- Da liễu: nhiễm trùng nấm da, loét chi dưới, bệnh da do đái tháo đường, u hạt hoại tử, bệnh xơ cứng bì hệ thống do đái tháo đường, bạch biến, u hạt tiêu…
Vấn đề về thần kinh
- Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, dẫn đến cảm giác tê, đau, hoặc yếu cơ ở các chi.
- Một trong những biểu hiện liên quan đến biến chứng thần kinh mà người bệnh tiểu đường hay mắc phải nhất là bàn chân đái tháo đường. Mỗi năm có khoảng 1-4% người bệnh đái tháo đường bị loét chân.
- Người bệnh tiểu đường nếu không kiểm soát tốt dễ mắc biến chứng thần kinh do tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh:
- Tổn thương thần kinh ngoại vi: Người bệnh có cảm giác kiến bò, tê, bỏng rát… ở chân và tay.
- Tổn thương thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật kiểm soát huyết áp, chi phối hoạt động hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Người bệnh tiểu đường tổn thương thần kinh thực vật dễ gặp phải các biến chứng như tụt huyết áp, đổ mồ hôi, nôn, buồn nôn, tiểu tiện không tự chủ, đại tiện táo hoặc lỏng, lãnh cảm, rối loạn chức năng sinh dục,…
Các dấu hiệu và biến chứng của bệnh tiểu đường thường phát triển chậm. Trên thực tế, bạn có thể mắc bệnh tiểu đường trong nhiều năm mà không hay biết điều đó. Tuy nhiên, việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ có thể giúp kiểm soát bệnh và giảm nguy cơ các biến chứng.
3. Các phương pháp điều trị đái tháo đường
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra mục tiêu điều trị khác nhau nhằm giảm các triệu chứng, kiểm soát lượng đường trong máu, giảm các biến chứng liên quan và giúp người bệnh đái tháo đường có cuộc sống bình thường.
* Điều trị chung cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và 2
Những lưu ý chung khi điều trị bệnh đái tháo đường: điều chỉnh lối sống là nền tảng trong điều trị và giúp bệnh nhân ổn định lâu dài.
- Ăn uống lành mạnh
- Người bệnh nên sử dụng nhóm ngũ cốc, các loại hạt, trái cây, rau củ nhiều chất xơ để cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate cho cơ thể.
- Các loại rau củ quả giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, giảm lượng đường trong máu, cản trở sự hấp thụ chất béo, cholesterol trong chế độ ăn uống.
- Chế độ ăn uống cũng nên sử dụng loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa (gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia nhỏ đĩa ăn: trái cây và rau không chứa tinh bột chiếm 50%, ngũ cốc nguyên hạt chiếm ¼, thực phẩm giàu protein chiếm ¼.
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc điều trị bệnh đái tháo đường mà còn mang đến nhiều lợi ích như: giảm cân lành mạnh, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
- Thời gian hoạt động thể chất khoảng 30 phút/ ngày hoặc 150 phút mỗi tuần.
- Nên tăng dần mức độ tập từ nhẹ, trung bình đến cao.
- Các môn vận động tốt cho người bệnh tiểu đường như: đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, bài tập phối hợp,… giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì cuộc sống năng động.
- Sử dụng thuốc
- Thuốc không phải insulin
Nhóm Metformin: Làm giảm lượng glucose gan sản xuất, cải thiện cách hoạt động của insulin, làm chậm quá trình chuyển đổi carbohydrate thành đường.
Nhóm Thiazolidinedione: hoạt động bằng cách giảm lượng glucose trong gan, giúp các tế bào mỡ sử dụng insulin tốt hơn. Thuốc có thể phối hợp chung với các thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, một vài loại trong nhóm này có thể gây phù, tăng cân đột ngột, suy giảm thị lực, ung thư bàng quang, suy tim
- Thuốc gây tăng tiết insulin
Nhóm Sulfonylureas: giúp kích thích tuyến tụy bài tiết insulin, ngăn gan giải phóng glucose, tăng tổng hợp glycogen giúp hạ đường huyết nhanh nhưng lưu ý tránh bỏ bữa khi dùng thuốc để giảm nguy cơ hạ đường huyết.
Nhóm Meglitinides: hoạt động nhanh hơn sulfonylureas, giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Thuốc được khuyến cáo dùng ngay trước bữa ăn, có thể dùng cho bệnh nhân suy thận.
- Thuốc làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột
Nhóm thuốc ức chế men alpha – glucosidase: làm giảm lượng glucose trong máu bằng cách trì hoãn sự phân hủy carbohydrate và giảm sự hấp thụ glucose ở ruột non, ngăn chặn một số enzym để làm chậm quá trình tiêu hóa một số loại tinh bột. Nên dùng thuốc trước bữa ăn.
Nhóm thuốc ức chế SGLT2: giảm tái hấp thu glucose tại ống thận, giúp cơ thể loại bỏ glucose nên làm giảm đường huyết, kiểm soát tốt hơn huyết áp và cân nặng; làm chậm sự tiến triển của bệnh thận, giảm nguy cơ suy thận và tử vong ở những người bệnh có biến chứng thận.
- Insulin
Chủ yếu trong điều trị bệnh đái tháo đường type 1 do tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin. Căn cứ vào mức độ suy giảm của insulin, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin phù hợp với từng ca bệnh.
- Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
Người bệnh nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu cần đạt được.
Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt. Điều này giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến căn bệnh này.
- Cấy ghép tế bào gốc lấy từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh
Dùng tế bào gốc lấy từ máu của dây rốn trẻ sơ sinh có thể giúp khôi phục khả năng sản xuất insulin ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1.
Sau khi cấy ghép, lượng insulin trong máu của người bệnh sẽ được phục hồi, giúp cân bằng nồng độ glucose.
* Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Điều trị tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.
- Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên trước và sau bữa ăn 1-2g theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Đối với mẹ bầu có tiền căn đái tháo đường trước đó, các thuốc viên hạ đường huyết chưa có bằng chứng an toàn cho thai nên tiêm insulin có thể được cân nhắc sử dụng.
- Đối với mẹ bầu đái tháo đường thai kỳ không kiểm soát được đường huyết cũng nên cân nhắc sử dụng insulin sớm để đảm bảo thai kỳ phát triển an toàn.
- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo giữ lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
- Tập thể dục, thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút mỗi ngày. Hỏi bác sĩ sản khoa về những bài tập phù hợp.
* Điều trị tiền đái tháo đường
Điều trị tiền tiểu đường bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị dùng thuốc đặc trị.
- Điều trị không dùng thuốc: kết hợp các yếu tố như dinh dưỡng, tập luyện và thay đổi lối sống để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Điều trị thuốc: bao gồm thuốc giúp hạ đường huyết, Metformin (Glucophage, Fortamet) hoặc thuốc tương tự.
4. Thuốc chữa biến chứng tiểu đường Nhật Bản
Bệnh tiểu đường thường tiềm ẩn các biến chứng ngắn hạn và dài hạn, gây ra những tác động đáng kể đến cuộc sống bệnh nhân. Do đó, kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn, quản lý tăng huyết áp và thay đổi lối sống sẽ đem lại lợi ích tổng thể trong việc phòng chống biến chứng tiểu đường. Song song đó, việc phát hiện sớm và chỉ định các thuốc chống và chữa biến chứng bệnh tiểu đường sẽ giúp cải thiện tiên lượng sống đáng kể cho người bệnh.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác nhau. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe, loại bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu là sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường – tuyến tụy cao cấp Nhật Bản. Sản phẩm có thành phần 100% hữu cơ, có tác dụng hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết, cải thiện chỉ số HbA1c, phục hồi tuyến tụy, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường.
Sản phẩm được tin dùng tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nga, Việt Nam,.. có hơn 100 triệu khách hàng đã sử dụng. (Theo số liệu công bố năm 2018 của nhà sản xuất).
Dưới đây là một số thông tin cụ thể về viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu:
Nhà sản xuất | Nihon Tounyou Syokken |
Xuất xứ | Nhật Bản |
Nhà phân phối | Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt (VNJP Solutions) |
Chế phẩm | Dạng viên |
Quy cách đóng gói | 450 viên/ hộp |
Khối lượng | 112.5g (250mg x 450 viên) |
Giá bán | 1.430.000 VNĐ |
Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu được điều chế từ 100% chiết xuất cây Cúc vu. Đây là một loại dược liệu có nồng độ inulin cao nhất trong các loài thực vật. Inulin là chất xơ hòa tan trong nước của Polysaccharide có công dụng tuyệt vời trong cải thiện sức khỏe. Nhờ áp dụng công nghệ tuyển chọn hiện đại, củ Cúc vu để sản xuất Kikuimo Seikatsu có nồng độ hoạt chất inulin cô đặc lên đến 60%.
* Công dụng của viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, phục hồi chức năng tuyến tụy
- Cải thiện môi trường đường ruột, giúp ức chế bệnh viêm do tiểu đường tuýp 2 gây ra và cải thiện tính kháng insulin: Inulin có trong viên uống tiểu đường Kikuimo giúp gia tăng axit citric, axit butyric, axit propionic, các vi khuẩn có lợi trong đường ruột như Bifidobacterium, ức chế vi khuẩn có hại như Mutas, giúp cải thiện hoạt động đường ruột, tăng sinh niêm mạc.
- Ức chế hấp thu đường và carbohydrate: Khi inulin đi qua dạ dày sẽ làm chậm tốc độ hấp thu đường và carbohydrate, ngăn chặn sự gia tăng đột ngột đường huyết sau khi ăn.
- Phục hồi chức năng tuyến tụy: Inulin vào được tế bào và tham gia chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể thay thế đường glucose mà không cần đến vai trò của insulin. Nhờ vậy giảm được gánh nặng cho tuyến tụy và cơ thể, bệnh tiểu đường cũng thuyên giảm. Đồng thời, Inulin thúc đẩy ruột non tiết hormone GLP -1 có chức năng kích thích tuyến tụy tiết insulin tự nhiên, từ đó phục hồi chức năng của tuyến tụy.
- Cải thiện biến chứng tiểu đường từ mức độ nhẹ đến nặng như xơ vữa động mạch, tê khớp tay, suy giảm thị lực, hoại tử chân tay,…
- Phòng ngừa, cải thiện mỡ máu và bình thường hóa huyết áp
- Lượng cholesterol trong máu cao sẽ gây hại cho cơ thể như tích tụ mảng bám tại thành động mạch. Inulin trong viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu giúp ức chế tích tụ chất béo trung tính, giảm sự tổng hợp chất béo, giảm chỉ số cholesterol phòng ngừa mỡ máu. Tăng lượng chất xơ giúp giảm cholesterol trong máu, tăng cường lưu thông máu, tái sinh huyết quản, thúc đẩy chuyển hóa giúp ổn định huyết áp.
- Inulin kết hợp với Natri trong ruột, ngăn chặn sự hấp thụ natri và ngăn chặn sự hấp thụ quá nhiều muối.
- Thải độc – giảm cân
- Viên tiểu đường Kikuimo chứa inulin là một chất xơ hòa tan trong nước. Inulin khi gặp nước sẽ phồng lên, tạo thành một chất gel mở rộng trong đường tiêu hóa. Mặc dù vậy, lượng calo hấp thụ thấp nên bạn cảm thấy ít thèm ăn hơn.
- Inulin hấp thụ các chất có hại trong ruột và đưa ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, thúc đẩy sự tiêu hóa chất béo đã tích tụ trong cơ thể.
- Inulin thúc đẩy ruột non tiết GLP-1 được gọi là hormone giảm béo, nên Kikuimo làm giảm cân mà không tạo gánh nặng cho cơ thể.
* Hướng dẫn sử dụng viên uống tiểu đường Kikuimo Seikatsu
- Mỗi ngày uống 15 viên, chia 2-3 lần. Nên uống trước bữa ăn 30 phút và uống với nhiều nước ấm
- Một đợt sử dụng tối thiểu 3 tháng, trung bình từ 6 tháng trở lên mới đạt được hiệu quả như mong muốn
* Địa chỉ bán viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu chính hãng
Viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu được nhập khẩu chính ngạch và phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam bởi Công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt (VNJP Solutions), sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận ATTP của Bộ Y tế, đầy đủ hóa đơn chứng từ với nhà sản xuất, giấy phép lưu hành và giấy xác nhận quảng cáo.
Shop Nhật Bản là đơn vị bán lẻ trực thuộc công ty TNHH Các giải pháp Liên Nhật Việt chịu trách nhiệm phân phối chính hãng viên tiểu đường Kikuimo Seikatsu tại thị trường Việt Nam.
=>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm: Viên hỗ trợ tiểu đường Nhật Bản Kikuimo Seikatsu
Sản phẩm Kikuimo đạt chứng nhận an toàn thực phẩm FSSC 22000 – được công nhận bởi Tổ chức Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu GFSI, kiểm định không chứa chất phóng xạ.
Quý khách hàng có thể liên hệ bằng các cách thức dưới đây để mua hàng:
- Hotline: 0904.400.500
- Địa chỉ: Ngõ 118, Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội
- Email: sales@vnjp.vn – marketing@vnjp.vn – thao.hth@vnjp.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/shopnhatbanvn/
CÁC KÊNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA SHOP NHẬT BẢN
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@nhatban.vnjp
- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/shop-nhat-ban
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/shop-nhat-ban/
- Shopee: https://shopee.vn/nhatban.vn
5. Quản lý và theo dõi khi bị tiểu đường
Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu biết cách quản lý tốt, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và làm chậm sự tiến triển đến giai đoạn nặng hơn của bệnh.
Giảm cân đối với người thừa cân, béo phì
- Giảm cân có thể làm giảm lượng đường trong máu.
- Giảm từ 5 đến 10% trọng lượng cơ thể có thể tạo ra sự khác biệt.
- Giảm cân bền vững (lý tưởng): giảm từ 7% trở lên so với trọng lượng ban đầu.
Ăn uống lành mạnh
Hiện nay không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào áp dụng cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, điều quan trọng là tập trung vào chế độ ăn uống:
- Ít calo hơn.
- Ít carbohydrate tinh chế, đặc biệt là đồ ngọt.
- Ít thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ động vật.
- Sử dụng nhiều rau và trái cây.
- Sử dụng nhiều thực phẩm có chất xơ.
Hoạt động thể chất
- Mọi người đều cần tập thể dục thường xuyên. Nên lựa chọn các bài tập thích hợp như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp,…
- Đặt mục tiêu thực hiện ít nhất 30 đến 60 phút tập thể dục vừa phải (hoặc 15 đến 30 phút) tất cả các ngày trong tuần.
- Sự kết hợp của các bài tập như aerobic, đi bộ hoặc khiêu vũ hầu hết các ngày, kết hợp với tập luyện sức đề kháng mang lại nhiều lợi ích hơn so với chỉ một loại bài tập.
Theo dõi lượng đường trong máu
- Tùy thuộc vào kế hoạch điều trị của từng người bệnh, để kiểm tra và ghi lại mức đường trong máu thường xuyên và định kỳ.
- Hỏi bác sĩ về tần suất cần kiểm tra lượng đường trong máu đối với trường hợp bệnh của mình.
- Theo dõi cẩn thận là cách duy nhất để đảm bảo rằng lượng đường trong máu của bạn vẫn nằm trong phạm vi của mục tiêu điều trị.
Tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ
- Không tự ý bỏ thuốc chữa biến chứng tiểu đường
- Không tự ý chuyển đổi loại thuốc theo đơn thuốc của người khác.
Bằng cách đặt ra những mục tiêu có thể đạt được này, những người mắc bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát sức khỏe và kiểm soát tình trạng của mình hiệu quả hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi bước nhỏ đều có giá trị và với sự kiên nhẫn và quyết tâm, bạn có thể đạt được mục tiêu và cải thiện sức khỏe tổng thể của mình.